Phần trước chúng tôi đã đưa ra cho các bạn tham khảo 3 bí quyết đàm phán bất động sản thành công, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn 4 bí quyết vàng sau đây:
4. Luôn là người nhượng bộ cuối cùng
Một chuyên gia đàm phán sẽ biết cách hướng bên kia làm theo những gì họ muốn mà không để bên kia nhận ra. Đây là cách áp dụng với người bạn sẽ đàm phán nhiều lần: Luôn chắc chắn bạn là người đề nghị và đưa ra mức nhượng bộ cuối cùng (mức nhượng bộ là mức mà bên kia đưa ra trong đàm phán – giảm giá, điều kiện tốt hơn, v.v. ). Bằng cách đề nghị và đưa ra mức nhượng bộ cuối cùng, bên kia dần dần sẽ biết dừng đòi hỏi khi đã đạt được những gì họ cần/muốn từ cuộc đàm phánNếu bên kia nhận ra là mỗi lần anh ta muốn có thêm cái gì, anh ta sẽ phải cho đi một vài thứ, dần dần anh ta sẽ cảm thấy ngại ngần khi muốn đòi thêm cái gì vì sợ là sẽ phải cho đi một thứ quan trọng (không cần thiết).
Ví dụ, khi đàm phán với một nhà thầu, giả sử nếu anh ta đưa ra mức giá cuối cùng mà cả 2 bên đều đồng ý. Thay vì nói: ‘Tôi đồng ý với mức giá đó, chúng ta đã đạt được thỏa thuận’ thì hãy thử nói ‘Tôi đồng ý với mức giá đó nếu bạn có thể bắt đầu mọi việc vào sáng mai.’ Có thể anh ta sẽ nói, ‘Tôi không thể bắt đầu vào ngày mai, ngày kia thế nào?’ Bạn có thể trả lời ‘Được thôi, nhưng như thế tôi cần anh phải hoàn thành trong vòng 3 chứ không phải 4 ngày.’
Nếu anh ta trì hoãn yêu cầu của bạn, hãy tiếp tục thương lượng. Cuối cùng, bạn sẽ hướng bên kia theo ý của bạn, họ được khuyến khích đòi hỏi nhiều hơn nữa; họ cũng sẽ nhận ra nếu đòi hỏi nhiều thì sẽ phải cho đi nhiều. Rõ ràng là điều này sẽ rất có lợi cho bạn trong những lần thương lượng sau này với bên kia.
5. Áp dụng một “mức phạt” với mỗi lần đưa ra đề nghị
Bạn đã từng thương lượng trên điện thoại với một nhân viên chăm sóc khách hàng của một công ty về một vấn đề nào đó (ví dụ, bạn nói chuyện với công ty truyền hình cáp để thương lượng giảm phí hàng tháng xuống 20 đôla), và nhận ra rằng là mỗi lần bạn đề nghị gì đó, nhân viên sẽ bắt bạn chờ khoảng 10p để kiểm tra xem họ có thể giải quyết như thế nào?
Chắc chắn bạn biết rằng thực sự không mất đến 10p để họ xem có thể giảm phí cho bạn 20 đôla hay không. Tuy nhiên, họ biết rằng nếu bạn đòi giảm 20 đôla, sau đó chờ 10p và họ quay lại với đề nghị giảm 5 đôla, bạn dường như sẽ chấp nhận và không thương lượng thêm vì như thế có nghĩa là bạn sẽ phải chờ thêm 10p nữa. Điều họ vừa làm là áp dụng một “mức phạt” với mỗi lần bạn đề nghị; khi chờ đợi, bạn không thể làm gì cả – bạn có thể chọn chờ đợi vô thời hạn và không nhận được gì.
Nếu bạn muốn giảm bớt số lần bên kia yêu cầu nhượng bộ trong đàm phán – hãy làm tương tự – áp dụng một “hình phạt” với mỗi lần họ yêu cầu (nhưng đừng để họ biết mục đích của bạn). Và hình thức phạt có thể khác nhau, tùy theo yêu cầu.
Để họ chờ (như trong ví dụ) là một ví dụ điển hình. Bạn có thể nói, “Tôi sẽ phải nghĩ thêm về việc đó, tôi sẽ gọi lại cho bạn vào ngày mai và chúng ta có thể thảo luận kỹ hơn.” Hoặc hình phạt có thể là bắt họ điền vào một loạt các mẫu đơn khác nhau để đạt được thỏa thuận. Hoặc họ có thể phải đi đến những nơi khác nhau để có được thứ họ muốn.
Nếu bạn áp dụng hình phạt vì họ đòi hỏi thêm nhiều hơn những gì trước đó, có thể họ sẽ quyết định xem nó có đáng không – cũng giống như phải chờ 10p sẽ khiến họ mất 10 đôla tiền điện thoại.
6. Tranh luận là bạn đồng hành
Bề ngoài, một cuộc đàm phán kết thúc nhanh chóng và suôn sẽ có vẻ là tốt, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Bạn có thể nhớ được lần cuối cùng tham gia đàm phán, và người kia nhanh chóng chấp nhận đề nghị của bạn mà không phản đối hay chống lại? Bạn cảm thấy thế nào? Nếu giống như đa số, bạn có thể nghĩ là mình đã không có được một thỏa thuận tốt nhất. Có thể bạn sẽ cảm thấy như thế vì khi bên kia không phản đối gì, họ có vẻ rất hài lòng với thỏa thuận, vì thế bạn có thể cảm thấy không thoải mái.
Tuy nhiên, thông thường bên kia cũng cảm thấy như thế! Không có nhiều tranh luận sẽ khiến 2 bên cảm thấy rằng bên kia đã được món hời. Do đó, bạn sẽ nhận thấy là sau một cuộc đàm phán nhanh chóng và suôn sẻ, 1 hoặc cả 2 bên sẽ muốn thỏa thuận lại. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn đảm bảo là bên kia sẽ không lật lại thỏa thuận sau khi kết thúc, hãy tranh luận tích cực để đi đến thỏa thuận chung; điều đó sẽ đem lại cho bên kia cảm giác thành công và hài lòng. Điều này cực kỳ quan trọng trong Đầu tư BĐS vì bên kia sẽ có vài ngày (thậm chí vài tuần) để lật lại một thỏa thuận đã đạt được.
7. Hãy để ý đến cái tôi cá nhân
Thường thì chúng ta cho rằng bên kia đang tìm kiếm những kết quả hữu hình trong đàm phán: nhiều tiền hơn, những điều khoản tốt hơn, v.v. Tuy nhiên, những người tự hào về kỹ năng đàm phán của mình thường quan tâm đến cái tôi của mình hơn là những kết quả hữu hình. Trong khi có những người kỳ kèo để thêm từng xu trong hợp đồng, lại có những người sẵn sàng giảm giá nếu cái tôi của họ được khẳng định.
Trong đàm phán BĐS, điều này có nghĩa là tán dương danh tiếng của nhà thầu; có nghĩa là gợi cho một nhà đầu tư/người bán tiềm năng về khả năng lèo lái của họ với một ngân sách eo hẹp như thế; hay có thể “thú nhận” với chủ đầu tư là bạn ghét mua từ họ vì họ quá giỏi thương lượng. Bạn sẽ ngạc nhiên về tác dụng của những lời tâng bốc chân thành như thế đó. Nó không chỉ khiến bên kia dễ chịu hơn nhiều mà còn phải “trả ơn” bạn – chắc chắn là họ sẽ giảm giá cho bạn (hoặc bất cứ gì bạn muốn).
- Xem thêm: "7 bí quyết để đàm phán bất động sản thành công (Phần 1)"