8 bước để đưa ra quyết định đúng đắn

09:34 | 13/05/2016 | Hà Nội

Mặc dù ai cũng biết những quyết định đúng đắn sẽ dẫn đến những thành công vang dội, nhưng lại có rất ít người quan tâm đến việc trau dồi kỹ năng ra quyết định của họ.

Tuân thủ từng bước của quá trình dưới đây có thể giúp bạn có được những quyết định đúng đắn:

1.        Tạo ra thời hạn

Đối lập với quyết định là không quyết định điều gì cả. Không quyết định khiến chúng ta trì hoãn kéo dài mọi việc đến lúc thế giới quyết định giùm chúng ta. Vì vậy, những quyết định quan trọng phải có một thời hạn, một khoảng thời gian chính xác khi nào bạn sẽ phải đưa ra quyết định.

2.        Khai phá kiến thức

Những quyết định được cân nhắc kỹ càng chắc chắn tốt hơn là những quyết định ngẫu hứng, vội vàng, điều đó cho thấy việc tìm hiểu thông tin cần thiết cho việc ra quyết định thật sự rất hữu ích. Tuy nhiên, luôn có một điểm dừng mỗi khi chúng ta tìm hiểu thông tin để có những quyết định chính xác. Khi chúng ta nhận ra rằng mình càng ngày càng chú ý quá nhiều đến các chi tiết nhỏ, đó là thời điểm chúng ta phải dừng lại.

3.        Thu thập những thông tin liên quan

Nếu chúng ta ra quyết định để những người khác thực thi, chúng ta PHẢI có được quan điểm của họ trước khi đưa ra quyết định. Nếu bỏ qua bước này, những người khác sẽ có cảm giác họ không có vai trò gì trong quyết định đó, họ có thể sẽ không toàn tâm toàn ý thực hiện quyết định của chúng ta một cách hiệu quả.

4.        Quyết định

Từ gốc của từ “quyết định” là từ La – tinh có nghĩa là “cắt đứt”. Một quyết định sẽ cắt đứt mọi cuộc tranh luận và đồng thời cắt đứt khả năng theo đuổi một phương pháp hành động khác. Một khi chúng ta quyết định, chúng ta PHẢI thực hiện nó, nếu không nó chỉ là một quyết định ảo, không có thực.

5.        Đưa ra lý do

Nếu những người khác đã đưa ra quan điểm của họ và bây giờ là thời điểm để ra quyết định, họ sẽ thực hiện quyết định tốt hơn nếu chúng ta cho họ biết thỏa đáng những nguyên nhân khiến chúng ta đưa ra quyết định đó mà không chọn những phương pháp hành động khác.

6.        Không lưỡng lự

Một khi chúng ta đã ra quyết định, chúng ta không nên hoài nghi nó, thậm chí là nghiêm túc lắng nghe người khác về quyết định đã đưa ra, cho đến khi chúng ta thực sự đã thực thi quyết định và thấy được kết quả từ quyết định đó. Hoài nghi sẽ chỉ khiến cho chúng ta phân vân, chần chừ từ đó dẫn đến việc thực thi cũng không được tiến hành triệt để. Một khi đã ra quyết định, hãy dứt khoát.

7.        Theo dõi kết quả

Việc này được tiến hành chỉ sau khi chúng ta (và nhóm của mình, nếu họ tham gia) đã thực hiện một nỗ lực nghiêm túc và tập trung để thi hành những quyết định. Sau khi quan sát và theo dõi kết quả, thật tốt nếu kết quả đang như mong đợi hoặc hơn thế. Nếu kết quả không như mong đợi, chúng ta tiếp tục bước 8.

8.        Điều chỉnh quyết định

Kết quả không như mong đợi có thể khiến chúng ta cảm thấy bất lực nhưng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. Do đó, nếu chúng ta không nhận được kết quả tốt, đi lại bước 1. Sử dụng những kiến ​​thức chúng ta đã đạt được để trau dồi hoặc thay đổi quyết định của chính mình.


Theo GEOFFREY JAMES, “Make Better Decisions: 7 Steps”,  trên trang inc.com.

Sưu tầm & dịch: daotaobanhang.edu.vn