10 câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định tốt thị trường mục tiêu

16:24 | 13/01/2016 | Hà Nội

Bạn càng hiểu khách hàng tiềm năng của mình bao nhiêu thì khả năng phát triển của doanh nghiệp của bạn càng dễ dàng bấy nhiêu. Nhưng doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong việc xác định thị trường mục tiêu để làm nền tảng xây dựng tầm nhìn xa cho đơn vị của mình.

1. Ai sẽ là người trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của bạn?

Đối tượng khách hàng của bạn là ai hay đâu là những người sẽ trả tiền để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Để biết được thị hiếu của người dùng với lĩnh vực mà bạn sẽ cung ứng ra thị trường thì Quý vị có thể sử dụng một công cụ có tên gọi là Google Trends để nghiên cứu về xu hướng tìm kiếm sản phẩm của khách hàng trên Internet.

2. Ai đã mua hàng của bạn?

Để "chắt lọc" được những thông tin chất lượng nhất về tình hình thị trường và chính sách giá cả thì bạn nên quan tâm đến việc ai đã mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của mình. Kết quả là bạn sẽ biết được phần lớn khách hàng của bạn là ai và khả năng chi trả của họ ra sao.

3. Bạn có quá nâng cao khả năng của mình hay không?

Bạn có thể ngồi một chỗ và nghĩ rằng khách hàng ai cũng cần phải dùng sản phẩm/dịch vụ của mình. Nhưng thay vì ngồi một chỗ để tưởng tượng thì hãy tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng để có được một bức tranh thực tế hơn về đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể tiến hành các cuộc điều tra, thực hiện các buổi phỏng vấn để đánh giá quy mô thị trường mà bạn đang cạnh tranh.

4. Tìm hiểu khách hàng qua mạng xã hội

Việc thu thập và tiếp nhận những thông tin trong việc thăm dò khách hàng khi nghiên cứu thị trường là không hề dễ dàng và tốn kém. Bạn đã bao giờ nghe nói dến mạng xã hội chưa? Những Social Network như Facebook, Google+, Twitter, Pinterest, LinkIn...là những kênh tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

5. Đừng dựa vào sự suy đoán cá nhân

Kinh nghiệm và kiến thức cá nhân sẽ làm bạn chủ quan mà tin rằng mình đã hiểu hết thị trường mục tiêu. Kết quả là bạn sẽ bỏ qua đi việc nghiên cứu, nhận định và phán đoán thị trường. Đây là một sai lầm mà chúng ta nên tránh. Nhiệm vụ của bạn là phải làm tốt công việc khảo sát thị trường để hiểu được thói quen mua sắm của khách hàng.

6. Đâu là kênh kinh doanh mang lại doanh thu chính cho bạn?

Việc xác định được rõ đâu là kênh kinh doanh mang lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp giúp bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình. Trên thực tế thì việc bán hàng và cung cấp dịch vụ ở ngoài thực tế khó khăn hơn rất nhiều so với môi trường Internet vì bạn phải phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Vậy nên, nếu không có được chiến lược phù hợp thì việc đánh giá không đúng thị trường là điều rất dễ xảy ra.

7. Bạn sẽ bán sản phẩm và dịch vụ của mình như thế nào?

Xây dựng chiến thuật bán lẻ sản phẩm/dịch vụ giúp bạn xác định được thị trường mục tiêu của mình. Bạn có kho bãi hay Website hay cả hai thứ này hay không? Chiến lược marketing của bạn là theo vùng miền hay toàn quốc? Ví dụ, nếu bạn chọn hình thức kinh doanh trực tuyến thì khách hàng của bạn đa phần sẽ là những người trẻ tuổi và có hiểu biết nhất định về Internet.
Chia sẻ cụ thể hơn về điều này thì anh Hoàng Đại Thanh - một doanh nhân trẻ kinh doanh về lĩnh vực Bất động sản tại Hà Nội cho biết: "Đơn vị của mình giới thiệu và bán các dự án nhà chung cư thông qua Website công ty là 
www.chungcudep.info. Vì giá trị sản phẩm thường rất lớn nên người mua rất đắn đo và tham khảo kỹ về giá trước khi mua. Vậy nên, mình đã đầu tư làm SEO cho trang Web. Đây là cách tiếp cận khách hàng trực tuyến của đơn vị mình".

8. Đối thủ của bạn sẽ làm gì?

Đánh giá chiến lược tiếp cận thị trường của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp mình. Nhưng tất nhiên, bạn đừng copy nguyên xi những gì mà đối thủ đã làm và áp dụng nó vào đơn vị của mình. Hãy tiếp thu có chọn lọc và loại bỏ đi những yếu tố không phù hợp.

9. Làm thế nào để bạn tìm thấy khách hàng cho đơn vị của mình?

Khi bắt đầu chiến dịch xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp thì hãy xác định xem liệu bạn có thể triển khai các kênh marketing một cách hiệu quả nhất đến họ hay không. Bạn sẽ cần phải thực hiện một số công việc liên quan đến nghiên cứu thị trường và nghiên cứu mô hình nhân khẩu học, địa lý... Nếu bạn sẽ bán hàng/dịch vụ trực tiếp từ một cửa hàng trong thực tế thì bạn cần phải biết có khoảng bao nhiêu người sẽ mua sản phẩm của bạn trong phạm vi bạn cung cấp. Nếu bạn đang bán hàng trực tuyến qua Website thì bạn lại cần phải tìm hiểu về hành vi mua sắm Online của khách hàng. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng tiềm năng càng sớm càng tốt giúp bạn chuẩn bị các chiến lược marketing cho doanh nghiệp một cách tốt hơn,

Trở lại với anh Thành thì anh cho biết thêm là nhờ làm SEO cho Website mà anh đã thấy được khách hàng tìm đến mình thông qua các công cụ tìm kiếm. Anh nói với giọng hồ hời: "Đợt này bên mình đang mở bán
dự án Goldmark City nên đã đầu tư mạnh vào khâu quảng cáo trên mạng Internet, bao gồm SEO - Adwords và viết bài PR trên các báo lớn như VnExpress, Dantri....Cách làm này rất hiệu quả vì bạn biết đấy, khách hàng muốn kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mà".

10. Luôn thích nghi với thị trường

Những người làm công tác quản lý chiến lược phải luôn trong tình trạng chuẩn bị và sẵn sàng để xác định lại thị trường mục tiêu hoặc để mở rộng thị trường ấy theo thời gian. Ví dụ, việc tìm hiểu xem liệu rằng mình sẽ nhắm mục tiêu thị trường là người tiêu dùng trong phạm vi một tỉnh/thành phố hay khách hàng trên toàn quốc sẽ là một khởi đầu tốt để bạn hoạch định các chiến lược phát triển thị trường sau này.

Chúc các bạn thành công,

Cảm ơn bạn đã theo dõi & Hẹn gặp lại trong các bài viết sau của chúng tôi !
Tác giả: Khánh Hoàng